DANH MỤC

  • 54 Lê Duẩn024 2240 3356
  • 56 Láng Hạ024 2240 0977
  • 150 Tây Sơn024 2240 0114
  • 243 Cầu Giấy024 2230 5559
  • C5 Thanh Xuân024 2240 2448
  • K6 Bách Khoa0903 497 269

Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Lò Vi Sóng – Vi Ba

Rate this post

Lò vi sóng hiện nay là thiết bị cực kỳ hữu dụng trong nhà bếp với chức năng hâm nóng , nướng thức ăn cực kì nhanh . Để tìm hiểu sâu hơn về lò vi sóng bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng .

Lò vi sóng hay lò vi ba có cấu tạo cũng rất đơn giản và sửa chữa lò vi sóng này cũng không hề khó khăn nếu anh chị nắm rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng – vi ba . Tuy vậy thiết bị lò vi sóng này cũng rất nguy hiểm nếu như chúng ta không hiểu biết về nó hãy đọc kỹ bài viết sau để biết rõ về thiết bị lò vi ba mình vẫn thường xuyên sử dụng .

cấu tạo chi tiết lò vi sóng

Hình ảnh trực quan cấu tạo của lò vi sóng

Cấu tạo lò vi sóng – vi ba .

– Buồng nấu lò vi sóng

– Vi mạch điều khiển hoặc đồng hồ điều khiển

– Thiết bị phát sóng cao tần

– Tấm chắn lò vi sóng .

– Biến áp

– Tụ cao áp

– Đi ốt

– Cầu chì nhiệt bảo vệ

– Quạt tản nhiệt

– Đĩa quay lò vi sóng

– Vỏ lò vi sóng được sơn tĩnh điện

Trên đây là 10 thiết bị chính làm nên cấu tạo lò vi sóng mà dien lanh bach khoa muốn giới thiệu tới anh chị . Ở một số lò vi sóng inverter sẽ có thêm một số thiết bị khác thay thế nhưng đa số cấu tạo nên một chiếc lò vi sóng chỉ có như vậy .

nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Lò vi sóng bị đánh tia lửa là bị làm sao

 

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng .

Khi khởi động lò vi sóng sóng vi ba là các dao động điện từ với tần số 2,450 MHZ được thổi vào trong buồng nấu sẽ làm chín thức ăn từ trong ra ngoài .

Thiết bị phát sóng cao tần hay còn gọi là bóng cao tần ( Magnetron) gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực dương (anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance). Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến 2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động mà bộ phận thiết yếu là mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng hưởng tương đương như một mạch cộng hưởng song song.

Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng .Bên trong bóng cao tầnlà chân không, giữa điện cực âm và dương người ta dùng hiệu điện thế khoảng 2300 volt để tạo từ trường. Từ trường này làm di chuyển các electron từ cực âm sang cực dương. Để tạo ra và giữ cho các dao động ở tần số cao, các điện từ phải di động theo đường xoắn ốc trước các khoang cộng hưởng. Đường đi này có được là nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam châm mà đường sức của nó thẳng góc với điện trường E.

 

Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các đường sức. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ sát giữa các phân tử nước với nhau tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thức ăn, do đó toàn bộ thức ăn được đốt nóng.

Khi sử dụng lò vi sóng – vi ba cần chú ý tia phát sóng không có tác dụng với gốm sứ , thủy tinh nhưng lại có tác dụng với kim loại làm nóng chảy vì vậy người sử dụng cần chú ý không cho kim loại vào trong buồng nấu .

CÁC TIN LIÊN QUAN

  • 54 Lê Duẩn024 2240 3356
  • 56 Láng Hạ024 2240 0977
  • 150 Tây Sơn024 2240 0114
  • 243 Cầu Giấy024 2230 5559
  • C5 Thanh Xuân024 2240 2448
  • K6 Bách Khoa0903 497 269
Liên Hệ
0948 071 456