DANH MỤC

  • 54 Lê Duẩn024 2240 3356
  • 56 Láng Hạ024 2240 0977
  • 150 Tây Sơn024 2240 0114
  • 243 Cầu Giấy024 2230 5559
  • C5 Thanh Xuân024 2240 2448
  • K6 Bách Khoa0903 497 269

Tụ Điện Là Gì ? Nguyên Lý Hoạt Động Của Tụ Điện , Cách Kiểm Tra Và Thay Thế Tụ Điện .

Rate this post

Tụ điện là gì ?

Anh chị đang tìm hiểu về tụ điện bài viết này sẽ làm rõ tụ điện là gì , cấu tạo tụ điện , nguyên lý hoạt động của tụ điện và các loại tụ điện ứng dụng của nó bài viết này chúng tôi https://dienlanhbachkhoa247.vn/ sẽ làm rõ vấn đề này .

tu dien la gi

Cấu tạo của tụ điện .

Gồm 2 bản cực làm bằng kim loại đặt song song với nhau ở khoảng cách là d . ở giữa hai bản cực là lớp chất điện môi được làm bằng gốm , sứ , mica , dug dịch hóa học , dầu …

Ở mỗi bản cực có chân nối ra ngoài được gọi là hai chân của tụ . Bên ngoài người ta bao bọc bằng gốm , sứ , mica , kim loại có lót cách điện , trên thân có ghi rõ thông số kỹ thuật của tụ điện .

Ký hiệu

Tụ điện được ký hiệu chữ C

Đơn vị đo .

C là điện dung .

Điện dung là đại lượng đặc trưng cho sự tích điện của tụ điện khi tham gia vào mạch điện . Điện dung càng lớn thì tích điện càng nhiều và thông qua đơn vị đo :

Fara : F , MicroFara : µF , NanoFara : nF , PicoFara : pF .

1F = 1000000 µF , 1 µF = 1000nF , 1nf = 1000pF .

Bán tụ điều hòa chính hãng và hướng dẫn kiểm tra thay thế tụ điều hòa

Điện trở là gì ? Các loại điện trở và công thức tính điện trở

Cách đọc trị số điện trở 4 vạch màu , 5 vạch màu , điện trở dán

Nguồn điện là gì ? dòng điện là gì?

Nguyên Lý hoạt động của tụ điện .

Tụ điện hoạt động theo nguyên lý phóng nạp . Khi điện áp bên ngoài lớn hơn điện áp bên trong tụ , tụ điện nạp điện . Khi điện áp bên ngoài nhỏ hơn điện áp bên trong tụ , tụ điện phóng điện hay xả điện áp ra bên ngoài .

Hoạt động của tụ với nguồn điện một chiều ( DC )

  • Tụ điện không dẫn điện một chiều
  • Tụ điện DC chỉ có tá dụng lọc nguồn điện một chiều .

Hoạt động của tụ với nguồn điện xoay chiều (AC )

  • Tụ điện dẫn điện xoay chiều nhưng đồng thời cản trở dòng điện xoay chiều như một điện trở .
  • Tụ điện có trị số điện dung càng lớn thì dẫn điện xoay chiều càng tốt .
  • Tần số của nguồn điện xoay chiều càng cao thì dòng điện xoay chiều càng dễ đi qua tụ .

Các loại tụ điện và ứng dụng trong thực tế

Hiện nay trong ứng dụng thực thế cuộc sống đặc biệt ở trong bảng mạch điện tử sư dụng các loại tụ như :

tụ thường

Tụ thường .

Là tụ không phân cực , chất điện môi được làm bằng gốm , sứ ..nên người ta còn gọi là tụ sứ , tụ gốm có hình dạng kích thước nhỏ .

Trị số điện dung thường là pF điện áp chịu đựng thấp tối đa là 50v .nếu trên thân ghi điện áp chịu đựngthì điện áp chịu đựng của tụ bằng với điện áp ghi ở trên thân .

Khi đọc trị số điện dung của tụ thường ta phải lấy đơn vị là pf , tụ này làm việc ở nơi có tần số cao như mạch cao tần của tivi , radio …

tụ hóa

Tụ hóa .

Là tụ phân cực có đánh dấu chiều âm dươn rõ ràng , bên nào đánh dấu bên đó là cực âm còn lại là cực dương .

Chất điện môi của tụ hóa làm bằng dung dịch hóa học , vỏ bạc bên ngoài bằng kim loại có lót cách điện , trên thân ghi rx trị số điện dung , điện áp chịu đựng , nhiệt độ chịu đựng .

Tụ hóa thường được dùng làm việc ở nơi có tần số thấp như mạch nguồn . Khi lắp tụ hóa và ta phải lăp đúng chiều , cự dương nối vào nơi có điện áp cao cuwjj âm nối vào nơi có điện áp thấp . đối với tụ hóa không phân cực ta lắp chiều nào cũng được .

tu dau

Tụ dầu .

Là tụ không phân cực , chất điện môi được làm bằng dầu , có trị số điện dung nhỏ chỉ từ vài µF đến vài chục µF , điện áp chịu đựng lớn vài răm Volt trở lên .

Hình dạng kích thước lớn dạng khối hộp . Trên thân có ghi rõ trị số điện dung và điện áp chịu đựng . Tụ được lắp ở các động cơ điện như motor , máy bơm , quạt …

tụ xoay

Tụ xoay .

Gồm hai cực hình bán nguyệt được đặt song song với nhau , ở giữa là chất điện môi được làm bằng tấm meca mỏng . Một bản cực được gắn với vỏ gọi là bản cực tĩnh , bản cực được gắn với trục xoay gọi là bản cự động .

Khi ta xoay trục xoay làm diện tích tiếp xuacs giữa hai bản cực bị thay đổi làm cho trị số ddienj dung của tụ cũng bị thay đổi theo theo công thức C = € (s/d) . Trụ xoay có hình dạng kích thước lớn đặt bên ngoài máy dành cho người sử dụng điều chỉnh .. Ví dụ như mạch chọn đài radio .

Tụ tinh chỉnh .

Cấu tạo như tụ xoay có hình dạng kích thước nhỏ hơn tụ xoay nhiều lần . Được đặt sâu trong máy dành cho thợ điều chỉnh .

Tin tức điện lạnh

Hướng dẫn kiểm tra và thay thế tụ điện .

Kiểm tra và cách đo tụ điện .

Để kiểm tra tụ điện còn tố hay không ta đặt đồng hồ về thang đo ôm .nếu tụ có trị số điện dung càng cao ta đặt đồng hồ về thang đo ôm càng nhỏ và ngược lại .

Ta đặt que đo vào cả hai chân của tụ ít nhất 2 lần có đảo chiều que đo . quan sát thấy kim đồng hồ lên rồi về ngay thì tụ tốt .

Đối với tụ thường ta đặt thang đo 10k để đo luôn nếu thấy kim lên rồi về hoặc không lên thì tụ kiểm tra là tốt .

Hướng dẫn thay thế tụ điện .

Khi thay thể phải thay đúng loại tụ , đúng trị số điện dung , điện áp chịu đựng ,nhiệt độ chịu đựng . đối với tụ lọc nguồn ta có thể thay các giá trị lớn hơn nhưng không được nhỏ hơn .Khi hàn khi lắp tụ hóa vào mạch điện ta phải hàn đúng chiều ký hiệu trên mạch điện , bên nào được đánh dấu bên đó là cực âm . cực dương hàn vào nơ có điên áp cao , cực âm hàn vào nơi có điện áp thấp .

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

  • 54 Lê Duẩn024 2240 3356
  • 56 Láng Hạ024 2240 0977
  • 150 Tây Sơn024 2240 0114
  • 243 Cầu Giấy024 2230 5559
  • C5 Thanh Xuân024 2240 2448
  • K6 Bách Khoa0903 497 269
Liên Hệ
0948 071 456