Bài viết sau đây kỹ thuật điện lạnh Bách Khoa giới thiệu cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về tủ lạnh . Để chở thành thợ sửa tủ lạnh giỏi trước tiên các anh chị phải biết được sơ đồ mạch điện tủ lạnh và hiểu rõ chức năng , nhiệm vụ của mỗi linh kiện có trong tủ lạnh .
Sơ đồ mạch điện tủ lạnh cơ bản .
Đây là sơ đồ mạch điện cơ bản trong tủ lạnh quạt gió cơ bản . Mạch điện tủ lạnh luôn chạy ở 2 chế độ đó là làm lạnh và phá băng .
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh .
Block tủ lạnh nén khí gas có trong hệ thống làm chênh lệch áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh giữa hai dàn . Dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra. Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu.
Khi chảy qua các van tiết lưu, các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nó nở ra và bay hơi. Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh. Dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bênh trong tủ lạnh. Các chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy. Đó cũng là nguyên nhân khoảng 15 phút bạn lại nghe máy kêu ro ro một lần. Và bạn có thể yên tâm là không có vấn đề trục trặc gì xảy ra với tủ lạnh nhà mình.
để hiểu rõ hơn nguyên lý của tủ lạnh bạn nên xem chi tiết các nhiệm vụ các linh kiện trong tủ lạnh .
Cấu tạo và nhiệm vụ các linh kiện trong tủ lạnh .
Block tủ lạnh ( máy nén ) :
Block hút môi chất lạnh (gas lạnh) tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp.
Nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.
Phải có năng suất khối lượng (lưu lượng môi chất qua máy nén) phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.
Đồng hồ trương trình hay đồng hồ time .
Đồng hồ thời gian có chức năng ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để xả tuyết bám kín dàn lạnh giúp dàn trao đổi nhiệt tốt . Tùy theo cấu tạo của timer, thời gian làm đá có thể 7 tới 8 tiếng . Thời gian xả đá khoảng 15 tới 20 phút .
Thermostat hay rơ le khống chế nhiệt độ .
Rơ le nhiệt độ dùng để đặt nhiệt độ trong tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng. Nó tự động đóng điện cho tủ lạnh khi nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn nhiệt độ đặt và tự động cắt điện khi nhiệt độ trong tủ thấp hơn nhiệt độ cài đặt, bằng cách này nó duy nhiệt độ trung bình trong tủ không thay đổi.
Rơ le khởi động
Khi mạch điện cấp điện cho Block rơle khởi động đóng mạch cho động cơ làm việc có 2 chân được gắn vào Block .
Rơ le bảo vệ tủ lạnh .
Rơ le bảo vệ áp sát vào tủ lạnh có nhiệm vụ ngắt dòng điện khi Block làm việc quá tải dẫn đến máy nén quá nóng hoặc dòng điện tăng cao . Thông thường đo 2 chân rơ le bảo vệ luôn thông mạch .
Cảm biến âm hay sò lạnh .
Cảm biến âm được gắn sát vào dàn lạnh có nhiệm vụ đóng tiếp điểm cho sấy hoạt động khi tủ lạnh đã đạt tới ngưỡng cài đặt trong cảm biến âm . thông thường từ -5 tới -7độ C . đo ở nhiệt độ thông thường sò lạnh sẽ không thông mạch .
Cầu chì nhiệt .
có nhiệm vụ bảo vệ tủ lạnh khi nhiệt độ trong tủ lạnh lên quá cao khi sấy trong tủ lạnh hoạt động quá tải mà không ngắt . chống cháy tủ lạnh và được lắp nối tiếp với thanh sấy .
Thanh sấy hoặc thanh điện trở .
Nguyên lý làm việc điện trở xả tuyết sẽ được cấp điện 20 phút sau 8h hoạt động để dàn được trao đổi nhiệt tốt .
Hiện nay trên thị trường có 2 loại điện trở xả tuyết. Loại truyền thống thanh điện trở xả tuyết là một ống thủy tinh bên trong chưa dây điện trở. Loại này thường đặt nằm phía dưới dàn lạnh trong ngăn đá. Loại thứ hai là ống nhôm bên trong chứa dây điện trở. Loại này không đặt phía dưới dàn lạnh và chạy khắp dàn lạnh giúp việc xả tuyết nhanh hơn hay lắp ở tủ lạnh LG .
Quạt gió trong tủ lạnh .
Có nhiệm vụ lưu thông gió trong buồng lạnh giúp đồ dùng trong tủ được làm lạnh nhanh hơn .
Bóng đèn , công tắc đèn .
Có tác dụng mở cánh tủ đèn sáng . Đóng cánh tủ đèn tắt .
Trên đây tất cả các linh kiện có trong sơ đồ mạch điện .
Chúc các bạn trở thành thợ sửa điện lạnh giỏi .